Người việt có thật sự ghét bảo hiểm
Khi tôi bắt đầu tham gia bảo hiểm nhân thọ, điều may mắn là tôi nhận ra nhu cầu của bản thân, cũng như tầm quan trọng của bảo hiểm đối với gia đình tôi. Do đó, tôi đã chủ động tìm đến tư vấn viên(cũng là một người bạn) để tham gia và nhận được những tư vấn hữu ích. Sau đó, tôi tham gia vào công việc tư vấn bảo hiểm. Trong suốt thời gian làm việc của mình, tôi đã gặp không ít khách hàng tỏ thái độ không thích bảo hiểm, thâm chí có người phản ứng tiêu cực thái quá.
Dần dần, tôi thấu hiểu cảm xúc của họ. Không chính xác là “ghét”, mà chỉ là sự phủ nhận về nhu cầu của bản thân, cũng như phủ nhận tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ với cuộc sống. Họ không hề sai, họ có lý của họ.
Vậy đâu là “cái lý” khiến chúng ta ghét bảo hiểm nhân thọ?
1. Người việt không thích nhắc đến rủi ro, bảo hiểm là xui
Trong một khảo sát của tổ chức Geert Hofstede. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp, người ta ít lo lắng về tương lai.
Văn hoá người việt sợ nhắc tới rủi ro: đại loại như “ám quẻ, nói xui, đen đủi…” và cứ giả vờ không để ý tới nó. Cứ bỏ mặc số phận “đến đâu thì đến”, “chết là hết”, “trời sinh voi sinh cỏ” là những câu nói cửa miệng như vậy.
Những người làm nghề tư vấn bảo hiểm như chúng tôi. Lại được học về các rủi ro một cách bài bản, học chấp nhận nó, và giúp những người xung quanh hiểu: chúng ta nên hiểu về nó và chuyển giao rủi ro cho 1 công ty bảo hiểm, để bảo vệ những giá trị mà ta yêu quý.
Thế là, một phần vì chúng tôi hiểu, một phần có thể vì kỹ năng nghề được học. Khi tư vấn, nói tới bảo hiểm là phải nói tới rủi ro – là lúc lấy tiền bảo hiểm. Chúng ta mua bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm xe, thậm chí đi vay tiền cũng tham gia bảo hiểm cho khoản vay thì đều nghĩ ngay tới các trường hợp xấu: ô tô bị sây xát, bị hỏng hóc, người nhà sẽ không phải trả nợ thay khoản vay ngân hang…Nhưng khi nói tới bảo hiểm nhân thọ, tức là con người thì chúng ta không dám liên tưởng tới mình, tới người thân mình !?
Tuần rồi, tôi có cơ hội tư vấn bảo hiểm cho một chị khách hàng. Chị cho tôi thoả mái trình bày về ý tưởng, sản phẩm. Nhưng cấm nhắc đến từ rủi ro, đau ốm, bệnh tật…. Nhưng lại hỏi. “Tôi sẽ được bao nhiêu tiền trong lương lai” sau này khi chơi bảo hiểm? – ở đây tôi bôi đỏ để gây sự chú ý.
Tôi chỉ nhẹ nhàng đáp, chị à: “Thắng bảo hiểm là thua cuộc đời”
Tôi không nói tôi hay bạn, hay người thân của chúng ta sẽ gặp rủi ro vào hôm nay, vào ngày mai – chúng ta hoàn toàn không muốn điều đó. Tuy nhiên, nó là thực tế phải chấp nhận. Tôi cá rằng bạn đã nhìn thấy có những người đã chết vì tai nạn giao thông, một số người đã bị chẩn đoán ưng thư và đang phải dồn toàn bộ tiền, thậm chí bán cả nhà để điều trị…Tôi làm trong lĩnh vực này, theo dõi những khách hàng đến đòi quyền lợi tử vong, bệnh tật,… tôi biết điều đó luôn xảy ra trong cuộc sống – cho dù không ai mong muốn!
Và kết quả, chúng tôi rất khó có cơ hội mở lời!
Bạn ghét rủi ro, không thích nói tới rủi ro…thành ra ghét công ty bảo hiểm…và hiển nhiên sẽ ghét luôn tôi và những người tư vấn bảo hiểm – Những chuyên gia về phân tích rủi ro cuộc sống.
2. Người Việt không thích các công ty bảo hiểm
Quay lại với chị khách bên trên. Và không hẳn chị mà hầu như nhiều người đang nghĩ đây là cuộc đấu, nên mới xuất hiện định nghĩa CHƠI BẢO HIỂM NHÂN THỌ: Rủi ro thì nhận toàn bộ tiền đền bù, May thì có khoản tiền hoàn lại khi về già để lại cho con cháu, bản thân.
Quá trình suy nghĩ diễn ra như sau:
- Bạn phải đóng cho công ty bảo hiểm 1 khoản tiền mà bạn vất vả kiếm được hàng năm.
- Nhưng gia đình, người thân của bạn sẽ không nhận được bất cứ điều gì trừ khi bạn chết, hoặc bệnh tật, ốm đau, tai nạn.
- Các công ty bảo hiểm lấy tiền của bạn đi làm giàu trên chính đồng tiền của bạn đóng vào và sẽ thắng lớn nếu mất thời gian hơn để đợi bạn chết, vì trong khoảng thời gian đó họ đã nhận được nhiều tiền hơn từ bạn đóng vào.
- Nếu bạn chết sớm hơn, bạn giành chiến thắng vì số tiền bạn mới bỏ vào có 1 chút xíu…
Tôi lại nhắc lại: “Thắng bảo hiểm sẽ thua cuộc đời”
TỈNH NGAY ĐI, thực tế, đây không phải trò chơi, không có chuyện bạn thắng hay công ty bảo hiểm thắng. Bạn là đồng minh với họ thông qua một giao kèo bằng hợp đồng bảo hiểm, chứ không phải kẻ thù. Đồng minh này vẫn giữ tiền của bạn giúp bạn, có thể sẽ mang tiền của bạn đi đầu tư giùm bạn và hưởng chút lợi nhuận cùng bạn. Đồng thời, đồng minh này sẽ là tường thành kiên cố bảo vệ bạn và gia đình bạn. Khi bạn thay đổi cảm nhận về mối quan hệ này, bạn sẽ coi công ty bảo hiểm như 1 đối tác chia sẻ rủi ro. Và trên đời này, không có đối tác nào hoàn hảo hơn – đó là bảo hiểm nhân thọ.
3. Người Việt coi bảo hiểm nhân thọ là kênh đầu tư sinh lời.
Bạn hãy đọc comment bên dưới, do một bạn đọc trên các diễn đàn bảo hiểm chia sẽ:
Chỉ có kênh đầu tư sinh lời mới liên tục nói đến “lãi xuất”
Tôi cũng nghe nhiều người nói “Tiền mua bảo hiểm đề đầu tư vào đất sinh lời hơn,”, mua bitcoin lời khủng hơn chơi bảo hiểm”. Nếu bạn quan tâm tới sinh lời. Tốt hơn hết, bạn nên làm thế, hãy đầu tư vào các kênh bạn muốn: Nhà cửa, tiền ảo, chứng khoán, thậm chí mua vé số….. Nhưng, hãy nghĩ tới tất cả yếu tố được xem xét trong bảo hiểm nhân thọ: sức khỏe, tiền sử bệnh tật bản thân, tiền sử bệnh tật gia đình, lối sống, thói quen sinh hoạt…. Và có một lúc nào đó, đôi khi bạn phải bán đi tất cả những thứ trên cũng không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Hiển nhiên, vốn đầu tư của bạn sẽ bị mẻ vào những thứ được xem xét trên. Vậy, bạn cứ đầu tư thứ bạn muốn, chỉ cần đầu tư 1/10 số vốn bạn có để san sẻ rủi ro thuần, thứ mà không có kênh đầu tư nào khác dám đảo bảo ngoài bảo hiểm nhân thọ.
Thời điểm tốt nhất để tham gia bảo hiểm nhân thọ là NGAY BÂY GIỜ! Khi chưa đọc hết bài này, hãy gọi cho tôi – Vinh 0963027720
4. Người Việt ác cảm với các “phốt trên mạng” của công ty bảo hiểm
Đây thực sự là 1 vấn nạn tại Việt Nam, có 2 trường hợp xảy ra:
- Là khách hàng thật:
Khi đòi quyền lợi bảo hiểm mới ngớ người ra vì sự kiện bảo hiểm xảy ra nằm trong danh mục loại trừ trong hợp đồng.
Trước hết, tôi xin xác định ngay lỗi thuộc về người tư vấn không làm tròn trách nhiệm giúp khách hàng hiểu các điều khoản hợp đồng một cách cặn kẻ. Tiếp đó, lỗi thuộc về khách hàng không đọc kỹ hợp đồng
Có những trường hợp khách hàng bị loại trừ chi trả vì bệnh lý có sẵn (trước khi ký hợp đồng) nhưng không khai báo thành thật, dẫn tới việc từ chối chi trả đúng bệnh lý đó…
- Là chiêu trò các công ty bảo hiểm:
Sự cạnh tranh khiến các công ty bảo hiểm đều cần khách hàng, và họ tìm cách nói xấu nhau, tạo ra các câu chuyện khiến cho mọi người phẫn nộ.
Nhưng nếu ai tinh ý, tìm hiểu về luật kinh doanh bảo hiểm và đọc rõ quyển hợp đồng bảo hiểm sẽ thấy các câu chuyện được nêu ra đều được thể hiện rõ trong các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm
Bên dưới là một bài bóc phối trên mạng. Tôi cũng chắc người này chưa từng bị bảo hiểm lừa ?. Nói thẳng luôn, là “dân trí thấp” – Tự ái rán chịu, tự cho mình thượng đế, không cần tìm hiểu luôn, nhưng liên tục nói “bảo hiểm lừa đảo”
CẢ HAI TRƯỜNG HỢP TRÊN: người tư vấn bảo hiểm chỉ cần 4 chữ “Đạo đức nghề nghiệp” – Mọi chuyện đều được giải quyết.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đều được chính phủ cấp phép hoạt động. Chịu sự giám sát của Bộ tài chính theo Luật kinh doanh bảo hiểm do chính phủ ban hành. Người tham gia cần phải đọc kỹ các điều khoản trong bộ hợp đồng được giao, có trách nhiệm yêu cầu phía công ty bảo hiểm giải đáp các thắc mắc. Trong các trường hợp không thể giải quyết ổn thỏa, người tham gia có thể kiện công ty bảo hiểm nhân thọ ra tòa án để được giải quyết.
Ghi nhớ thêm các điểm này:
- Khai báo trung thực các câu hỏi của tư vấn viên khi ký hết hợp đồng
- Đọc kỹ hợp đồng khi được giao
- Yêu cầu công ty bảo hiểm giải đáp tất cả các thắc mắc
- Đóng phí đúng hạn, theo đúng hướng dẫn của công ty bảo hiểm
- Người tư vấn bảo hiểm cố tình tư vấn sai, quyền lợi bảo hiểm vẫn được đảm bảo theo hợp đồng giữa khách hàng tham gia và công ty bảo hiểm.
- Tóm lại là luôn đọc kỹ hợp đồng khi được bàn giao và thắc mắc.