• Câu chuyện của tôi
  • Khoá học
    VỀ KHOÁ HỌC
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Sáng tạo
    • Kỹ năng cá nhân
    • Khác
    • Tham gia chia sẻ
    Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

    Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

    Miễn phí
    Đọc Thêm
  • Dự Án
  • Sự kiện
  • Blog
    • Kết nối
    • Góc nhìn
    • Quản trị
    • Kinh doanh
    • Marketing
    • Thiện nguyện
    • Mẹo hay
    • Tư vấn bảo hiểm
    • Giải trí
  • Liên hệ
    • KHOÁ HỌC
    • Đăng kýĐăng nhập
Blog Lê Thúc Vinh  Chia sẽ mọi thứ thật tâm
  • Câu chuyện của tôi
  • Khoá học
    VỀ KHOÁ HỌC
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Sáng tạo
    • Kỹ năng cá nhân
    • Khác
    • Tham gia chia sẻ
    Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

    Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

    Miễn phí
    Đọc Thêm
  • Dự Án
  • Sự kiện
  • Blog
    • Kết nối
    • Góc nhìn
    • Quản trị
    • Kinh doanh
    • Marketing
    • Thiện nguyện
    • Mẹo hay
    • Tư vấn bảo hiểm
    • Giải trí
  • Liên hệ
    • KHOÁ HỌC
    • Đăng kýĐăng nhập

Quản trị

  • Home
  • Blog
  • Quản trị
  • KPIs OKRs là gì? Đừng tự làm rối mình

KPIs OKRs là gì? Đừng tự làm rối mình

  • Đăng bởi Thúc Vinh
  • Chủ đề Quản trị
  • Ngày 25 Tháng Tám, 2021
  • Bình luận 0 bình luận
Khi tôi tìm hiểu về KPI và OKRs để áp dụng vào doanh nghiệp mình đang xây dựng và phát triển. Sau khi đọc rất nhiều bài viết được chia sẻ trên internet với những khái niệm và so sánh khác nhau.
Theo như một trang web có tiếng về đào tạo 2 món này thì họ đưa ra khái niệm mà mình nhận thấy tương đối đầy đủ như sau:

OKRs là gì?

OKRs là từ viết tắt của “Objective and Key Results” hay “Mục tiêu và kết quả chính”.

OKRs là một phương pháp quản trị bằng Mục tiêu (Objective) và các Kết quả chính (Key Results) được Google và nhiều doanh nghiệp hàng đầu sử dụng. Nó là một công cụ đơn giản để tạo sự liên kết và tham gia của toàn bộ tổ chức xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được.

  • Mục tiêu – Objectives (O): Nơi mà bạn muốn đến.
  • Các kết quả chính – Key results (KRs): Những kết quả cho biết bạn đã đến nơi.

OKRs có sự khác biệt lớn so với các mô hình quản trị khác đó là, OKRs thường được thiết lập, theo dõi và đánh giá liên tục trong một chu kỳ – thường là hàng quý. OKRs là một tiến trình đơn giản, nhanh gọn, thu hút sự sáng tạo của mỗi nhóm.

KPIs là gì?

KPIs là viết tắt của “Key Performance Indicator” hay “Chỉ số đánh giá hiệu suất trọng yếu”.

Một KPIs là một giá trị có thể đo lường được để chứng minh mức độ hiệu quả của công ty đang đạt được các mục tiêu kinh doanh chính. Các tổ chức sử dụng KPIs ở nhiều cấp độ để đánh giá mức độ thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu.

KPIs cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, trong khi KPIs cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình trong các bộ phận như bán hàng, tiếp thị, nhân sự, hỗ trợ và những người khác.

Cũng có rất nhiều nguồn khác, chia sẻ thêm. Nơi thì đề cao KPIs, nơi thì coi trọng KRs

OKRs và KPIs
OKRs và KPIs

 

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn 1 số bài chia sẻ từ anh Nguyễn Hữu Long, thì dần dần 2 khai niệm này được sáng tỏ hơn.

Bắt đầu bài viết trên facebook anh đặt các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Đối với một người thợ hồ (là nhân viên của một cty xây dựng), xây được 5000 viên gạch một ngày là KR hay KPI?

Câu hỏi 2: Số khách hàng ghé vào cửa hàng ( ví dụ 120 người/ ngày) thì là KR hay KPI
Câu hỏi 3:  Tỷ lệ hài lòng của khách hàng là 55% là KR hay KPI

KPI HAY KR? ĐỪNG TỰ LÀM RỐI MÌNH!

Bạn nào nghiên cứu OKRs sẽ thấy KR trong đó thực chất toàn là KPI thôi. Ngược lại, KPI thường dùng trong các công cụ khác đều là KR, tức KẾT QUẢ cần đạt, cho dù là kết quả tài chính hay phi tài chính.
KPI thiết lập cho một người (dù là tiền hay không dính đến tiền) chính là KẾT QUẢ mong muốn hay yêu cầu người đó phải đạt.
Ví dụ, KPI của NV bảo vệ là không để xảy ra bất kỳ vụ đột nhập nào vào cơ quan mà không bị phát hiện. Đó chính là kết quả mong muốn nhân viên bảo vệ đó phải đạt trong công việc của mình. Hay KPI của nhân viên tuyển dụng là tuyển được quản lý cấp trung không quá 30 ngày từ ngày được yêu cầu thì đó chính là KẾT QUẢ mong đợi đối với NV đó. Do vậy, về bản chất, KPI cũng chính là KẾT QUẢ MONG ĐỢI hay KẾT QUẢ ĐỀ RA cho cá nhân hay tổ chức. Đó là lý do KR trong OKRs toàn là KPI thôi (vì KPI là kết quả mong đợi mà)!
Vậy thì, vì sao cứ phải tách ra và phân biệt KPI và KRI làm gì cho phức tạp?
KPI của CEO là doanh thu, lợi nhuận (ví dụ vậy). Đó được gọi là KR vì nó liên quan đến tiền, và được xem là kết quả cuối cùng. Nhưng KPI của một nhân viên lễ tân là 0% khách hàng phàn nàn về thái độ đón tiếp thì đó cũng là KR (kết quả quan trọng) đòi hỏi NV này phải đạt.
Muốn gọi gì thì gọi, phải hiểu rõ bản chất. Khi bạn hiểu rõ bản chất, bạn không cần quan tâm ai gọi gì. KR, KRI hay KPI, dù là của nhân viên hay CEO, dù là tiền hay không phải tiền, cũng là kết quả mong muốn, là chỉ tiêu đề ra, là kỳ vọng phải đạt, đồng thời là thước đo để đánh giá.
Kết quả mong đợi của CEO là doanh số (tiền). Kết quả mong đợi của NV lễ tân là 0% khách hàng phàn nàn khi được đón tiếp (không phải tiền). Tất cả đều là KPI, đồng thời cũng là KR hay KRI thôi!
* Lúc chưa có ai chế thêm ra KR hay KRI, chỉ một mình KPI bao tất, có sao đâu!
Xem thêm chuyên mục Quản Trị

Thêm một bài chia sẻ khác từ anh Nguyễn Hữu Long rất dễ hiểu và áp dụng.

Vì sao một số người dạy OKRs cứ chê KPI? Khác gì dạy làm nước mắm mà cứ chê cá. Cá là phần cốt lõi của nước mắm. KPI là phần cốt lõi của OKRs, cũng như nó là phần cốt lõi của OGSM (Objectives – Goals – Strategies – Measures) và BSC (Balanced Scorecard). Từ cá, bạn có thể làm nước mắm, mắm cái, mắm khô, cá kho, cá hộp, cá nướng, canh cá, lẩu cá…
Từ KPI bạn có thể tạo ra nhiều công cụ khác như OKRs, OGSM, BSC, PMP, PDP…, hay đơn giản chỉ dùng KPI trong một hệ thống KPI
Alignment gắn kết từ trên xuống dưới. Cũng từ KPI, người ta “chế” thêm KRI, leading KPI, lagging KPI…, nhưng về bản chất cũng là KPI cả thôi. Tương tự như cùng là cá, người ta phân chia thành cá nước sâu, cá nước mặt, cá nước ngọt, cá nước mặn, cá nước lợ, cá có vảy, cá da trơn…
Nếu bạn hiểu đủ sâu và hiểu thấu đáo KPI, nhất là cụm từ “KPI alignment”, bạn sẽ thấy nó “thần kỳ” như cá, mà các món đa dạng như cá kho, cá nấu lẩu, cá nướng, nước mắm, mắm cái… đều có thành phần cốt lõi là cá.
KPI là thành phần cốt lõi của nhiều công cụ quản lý (management tool). Bạn có thể dùng công cụ này hoặc công cụ khác tùy theo sở thích và đặc thù doanh nghiệp, nhưng cái quan trọng bậc nhất là bạn phải hiểu đúng bản chất KPI, biết cách thiết lập KPI, và đừng coi thường, đừng “phụ bạc” nó. Bạn đồng ý không?
Trên đây là những kiến thức Vinh tổng hợp lại 2 món này. Hy vọng bạn đọc được nó, biết đâu nó giúp ích cho bạn ĐỠ RỐI trong mớ kiến thức hỗn độn trên mạng.
Tổng hơp từ các bài viết anh Nguyễn Hữu Long
  • Share:
author avatar
Thúc Vinh

Bài trước

Hướng dẫn đăng ký Tích Xanh trên facebook cá nhân - Không cần tốn 40 triệu.
25 Tháng Tám, 2021

Bài Sau

9 Kịch bản bối cảnh hậu Covid19 lối đi nào cho bạn?
31 Tháng Tám, 2021

Gửi Ý Kiến Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Chuyên mục

  • Giải trí
  • Góc nhìn
  • Kinh doanh
  • Marketing
  • Mẹo hay
  • Quản trị
  • Thiện nguyện
  • Tư vấn bảo hiểm
Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

Lập trình web HTML5, CSS3, jQuery, Bootstrap

Miễn phí
0963 027 720 0949 027 720
35/6 Bùi Quang Là Gò Vấp, Hồ Chí Minh
vinh.lethuc @vidoco.vn
Mỗi ngày: 09:00 AM - 18:00 PM Chủ nhật & Ngày nghỉ: Đóng cửa

Menu

  • Trang chủ
  • Khoá học
  • Shop
  • Câu chuyện của tôi
  • Liên hệ

Khoá học

  • Công nghệ
  • Kinh doanh
  • Kỹ năng cá nhân
  • Sáng tạo
  • Khác

Chủ đề

  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách thanh toán
  • Hướng dẫn học viên
  • Điều khoản sử dụng
  • Tham gia chia sẻ

Liên kết

  • vidoco.vn
  • tieplua.edu.vn
  • vidoweb.vn
  • dcmobile.vn
  • chonhagiau.com

www.lethucvinh.com Phát triển bởi Thúc Vinh. Tài trợ bởi VIDOCO.

Login with your site account

Lost your password?

Not a member yet? Register now

Register a new account

Are you a member? Đăng nhập