Công ty bảo hiểm nhân thọ lấy tiền khách hàng đầu tư tiền đi đâu?
Sau một thời gian tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Có một vài người bạn của VINH đã nói rằng: Tự nhiên đưa tiền cho nó (ý nói công ty bảo hiểm) làm giàu. Rồi có ai biết nó làm gì? Đầu tư đi đâu? Rồi tiền của tôi liệu có bị mất không? Ai giám sát? Người thông thái hơn thì bảo: Thấy công ty bảo hiểm trả hoa hồng cũng khủng, tặng quà, du lịch cũng khủng. Vậy tiền ở đâu ra nữa mà trả lãi?
Thú vị! là hôm nay trong group chat trên facebook. Quản lý của Vinh cũng đố các thành viên câu này: Tiền của khách hàng tham gia bảo hiểm, sẽ đi đâu? [ Tiền bảo hiểm đi về đâu? ]
Những băn khoăn đó, nỗi lo đó không chỉ của hầu hết mọi người, và vì vậy bài viết này Vinh sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ, từ đó có thêm nhiều thông tin trong quá trình tìm hiểu loại hình bảo hiểm này. Mời bạn cùng đọc tiếp.
Đã là doanh nghiệp thì phải luôn thực hiện mọi công việc kinh doanh có lãi và an toàn tài chính để đảm bảo nguồn vốn nhận được không bị lãng phí. Chứ không riêng gì công ty bảo hiểm nhân thọ. Nhưng ở các công ty bảo hiểm thì họ thực hiện việc này được kiểm soát chặt chẽ hơn. Phân bổ nguồn vốn theo cơ cấu an toàn nhất và được giám sát của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, dưới hệ thống văn bản luật bảo hiểm
Như vậy, số tiền mà khách hàng đóng vào khi tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ được phân bổ như sau:
1. Trích một phần phí bảo hiểm để lập QUỸ DỰ PHÒNG TÀI CHÍNH. Được quản lý bởi các doanh nghiệp bảo hiểm.
Đây là bộ phận quan trọng nhất của phần bảo vệ khách hàng. Với phương châm là tập hợp tiền phí của đa số khách hàng để bảo vệ cho thiểu số khách hàng gặp rủi ro, điều này đảm bảo công ty luôn có sẵn nguồn tiền mặt để có thể đáp ứng nhu cầu chi trả bảo hiểm khi khách hàng gặp rủi ro bất ngờ.
♥ Giải quyết nỗi lo: Công ty mất khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm của khách hàng.
2. Trích một phần phí bảo hiểm đóng vào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm:
Theo Luật bảo hiểm, các công ty bắt buột phải đóng quỹ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, là quỹ được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán hay phá sản.
Quỹ này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát công ty bảo hiểm nhân thọ và đảm bảo hoàn lại phí đã nộp cho khách hàng trong trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam quy định, thì công ty Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp phá sản phải chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho các công ty Bảo hiểm nhân thọ khác tiếp quản và giữ nguyên quyền lơi bảo hiểm của khách hàng, nên về lý thuyết thì khả năng hợp đồng của bạn vô hiệu là không có, điều này để giúp khách hàng yên tâm trong việc mua bảo hiểm với kế hoạch tài chính ổn định trong tương lai.
Trích Luật bảo hiểm: “Điều 4. Mức trích nộp Quỹ
1. Số tiền trích nộp Quỹ tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Mức trích nộp Quỹ cụ thể do Bộ Tài chính công bố bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.
2. Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề.”
♥ Giải quyết nổi lo: Nếu công ty bảo hiểm phá sản tôi phải làm sao?
3. Trích một phần phí bảo hiểm phục vụ công tác vận hành:
Xét về góc độ kinh doanh, quản lý. Công ty bảo hiểm đơn thuần cung cấp dịch vụ: “Mua rủi ro của khách hàng bằng mọi cách có thể mua”. Để làm việc đó, họ cần nhân sự, tư vấn, bảo vệ, thuê mặt bằng, nhân viên chăm sóc v.v. Do đó, một phần nhỏ phí bảo hiểm khách hàng đóng vào. Dùng cho những chi phí vận hành này. Cũng là để phục vụ lại khách hàng tốt hơn.
♥ Giải quyết: “Khách hàng xứng đáng được phục vụ”
4. Đầu tư phần phí còn lại vào các quỹ đầu tư liên kết hoặc mua trái phiếu chính phủ.
♥ Giải quyết câu hỏi: “tiền ở đâu trả lãi cho tui”. Và nói rõ luôn hầu như phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm vì chỗ này. Tôi được lãi bao nhiêu? Khi đáo hạn hợp đồng, tôi nhận lại được bao nhiêu?
Phần này được chia ra làm hai phần: do các công ty Bảo hiểm nhân thọ luôn có dòng sản phẩm truyền thống và dòng sản phẩm đầu tư liên kết, nên việc khách hàng chọn mua sản phẩm nào thì công ty bảo hiểm sẽ thực hiện đầu tư an toàn để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Các khoản đầu tư này luôn được báo cáo Bộ chủ quản và được kiểm soát để không dùng sai mục đích theo quy định của Luật bảo hiểm.
Vậy doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư tiền đi đâu?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ quy định các hạng mục đầu tư mà DNBH có thể lựa chọn như sau:
Điều 98. Đầu tư vốn
- Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
A) Mua trái phiếu Chính phủ;
B) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
C) Kinh doanh bất động sản;
D) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
E) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. - F) Đầu tư tiền kỹ thuật số ( Vinh mê công nghệ nên tự thêm vào, không biết có chưa? – Nhưng nếu có chắc tỷ lệ cực kỳ nhỏ để đảm bảo an toàn)
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
(Theo Điều 98, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10)
Theo đó, Chính phủ không giới hạn khoản đầu tư mà DNBH có thể đầu tư vào Trái phiếu chính phủ (có thể dùng 100% nguồn vốn hiện có để đầu tư) và không được phép thấp hơn 65%.
35% còn lại DNBH có thể lựa chọn các hạng mục đầu tư khác theo quy định nhưng sẽ phải trình kế hoạch đầu tư để Bộ tài chính phê duyệt, từ đó mới được đầu tư.
Không xét riêng công ty bảo hiểm nhân thọ nào. Ở đây là bản phân bổ chung hạng mục đầu tư năm 2016 do Cục quản lý giám sát bảo hiểm niêm yết
Có người lại nói đó là luật. Còn thực tế các công ty bảo hiểm họ đầu tư ra sao?
Theo báo cáo thường niên 2018 của công ty bảo hiểm thuộc top của Việt Nam thì thì:
- Tổng phí công ty bảo hiểm thu được trong năm 2018: 977.373.458.969đ (4.977 tỷ đồng)
- Đầu tư vào Trái phiếu: 5%
- Đầu tư vào Tiền mặt và các loại tiền gửi có kỳ hạn: 4%
- Cổ phiếu: 5%
- Các tài sản khác: 6%
- Tỷ suất đầu tư thực tế bình quân của Quỹ Liên kết Chung cho năm 2018: 46%
- Tỷ suất đầu tư bình quân thanh toán cho bên mua bảo hiểm trong năm: 1%
Đó cũng là cách mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đầu tư, các công ty bảo hiểm nhân thọ khác với ngân hàng ở chỗ họ sẽ không chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các hạng mục chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản mà sẽ lựa chọn các hạng mục đầu tư an toàn, lãi ổn định dài hạn. Vì lý do đó, ngành bảo hiểm sau 400 năm phát triển trên thế giới, có rất ít công ty BHNT phá sản, hoặc bên bờ vực phá sản. Hơn nữa, ngay thời điểm đó, thì được các công ty tái bảo hiểm mua lại hoặc chính phủ rót vốn vào cứu doanh nghiệp nhằm ổn định nền kinh tế, xã hội, và đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Đến đây, có lẻ ít nhiều các bạn đã biết tiền bảo hiểm đi về đâu. Và đến phần nhất dẫn nè quý anh chị: Lợi ích khi tham giam bảo hiểm nhân thọ
Một khi đã có sư đầu tư bằng tiền, thì chắc chắn phải có lợi. Như vậy, khi khách hàng tham gia bảo hiểm, ai sẽ được lợi? Tất cả đều được lợi khi Bảo hiểm nhân thọ phát triển tại Việt Nam
1. Đầu tiên là khách hàng
Mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phát hành đồng nghĩa 1 gia đình được bảo vệ về mặt tài chính trước những rủi ro xảy ra trong cuộc sống: ốm đau, bệnh tật, tai nạn…. Sẽ ít đi những gia đình bán nhà, bán cửa để có tiền chạy chữa bệnh hiểm nghèo, những đứa trẻ phải bỏ học giữa chừng vì cha mẹ qua đời, những người khốn khổ phải xin trợ giúp từ những tấm lòng hảo tâm, những người bỗng chốc cảm thấy bơ vơ. BHNT cũng là cách giúp khách hàng tiết kiệm tiền thành công nhất. Và có thêm một khoản lợi nhuận tương đối.
2. Tiếp đến là Nhà nước, xã hội
Chính phủ có nguồn ngân sách lớn để phát triển các công trình phúc lợi, từ đó phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Hơn nữa, các gia đình có bảo hiểm nhân thọ sẽ không trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi không may gặp rủi ro.
3.Cuối cùng là Doanh nghiệp bảo hiểm
- Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng mà không phải trả lãi khoản vay.
- Tiếp đến, hàng năm công ty bảo hiểm đều giữ lại 1 phần lợi nhuận đầu tư, phần còn lại chia cho khách hàng tham gia, từ đó tạo nên lợi nhuận ổn định liên tục, và gần như không có rủi ro.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển càng mạnh mẽ, càng nhiều khách hàng tin tưởng và tham gia vào các sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp càng có nhiều vốn đầu tư hơn và lợi
Hiển nhiên, chỗ này Vinh vui nhất. Vì công ty bảo hiểm bảo hiêm sinh lời nhiều Thì mới trả thưởng cho Vinh nhiều, ới cho Vinh đi du lịch, mới cho đi học hành, mới tặng quà bánh, lễ, tết, sinh nhật. Để Vinh Sống vui – Sống khỏe – Sống đầy phục vụ quý khách hàng tốt hơn.
Hãy Gọi cho Vinh: 0963.027.720 hoặc quản lý của Vinh. Mr Quang – 0966.944.002 Để được tư vấn nhé.
Mọi ý kiến đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn, xin để lại comment bên dưới.
Bài viết có tham khảo một số nguồn trên internet và biên tập.
Leave A Reply
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.
1 Comment