Limiting Factor là gì? Yếu tố giới hạn bản thân của mỗi người?
Limiting Factor là gì? Khám phá về khái niệm Yếu tố giới hạn bản thân?
Cứ mỗi lần vợ hỏi. “Bao giờ mình mua nhà Sài Gòn anh”. Là trong đầu Vinh lại xuất hiện suy nghĩa “Mình cũng giỏi mà sao không thành công nhỉ?”. Cũng có lần, một em nhân viên của Vinh cũng hỏi vậy: “Anh, em tự nhận thấy mình cũng không tệ, tại sao không thành công nhỉ?” Lúc này, tôi chống chế “À, có thể em cần cố gắng thêm 1% mỗi ngày”. Cũng là tự an ủi mình. Nhưng nó chưa đủ thoả đáng, 1% của bao nhiêu! Và cố gắng vào cái gì?
Góc nhìn của chuyên gia Nguyễn Hữu Long: “khả năng giới hạn” ở mỗi người là phải nhìn vào “bức tranh tổng thể”.
Xem thêm 1 chia sẻ tương tự từ chuyên gia: KPIs OKRs là gì? Đừng tự làm rối mình
Từ góc nhìn trên. Tôi có tìm hiểu thêm nhiều thông tin. Và đúc kết một số trải nghiệm về vấn đề này mời bạn đọc tham khảo.
Định nghĩa từ AI vềnLimiting Factor
Theo AI mô tả: “Limiting Factor” trong ngữ cảnh khoa học và quản lý là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ yếu tố nào có thể giới hạn mức độ phát triển, sự thành công hoặc sự tăng trưởng của một hệ thống, quá trình, hoặc dân số nào đó. Trong sinh thái học, một yếu tố hạn chế có thể là một nguồn tài nguyên thiếu hụt (như nước, thức ăn, hoặc không gian sống) mà khiến cho sinh vật không thể phát triển hoặc sinh sản tối đa. Trong kinh doanh và kinh tế, một yếu tố hạn chế có thể là sản xuất, nguồn lực tài chính, hay thị trường, đều có thể hạn chế sự phát triển của công ty.
Cụ thể, yếu tố hạn chế đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ tối đa mà một hệ thống có thể đạt được. Trong nguyên lý Liebig của sinh thái học, ví dụ, yếu tố hạn chế được mô tả như “thùng chứa nước có chiếc van ngắn nhất,” ám chỉ rằng sinh vật sẽ chỉ phát triển đến mức nguồn tài nguyên khan hiếm nhất cho phép.
Tìm hiểu thêm, thì tôi nhận biết khái niệm Limiting Factor, nếu áp dụng vào bản thân mỗi người thì có giỏi gấp mười mà không biết hạn chế các Limiting Factor của mình thì mãi vẫn thế thôi.
Để dễ hiểu lấy tạm hình ảnh một cây non đang lớn. Cây chỉ có thể phát triển và trưởng thành tốt nếu có đầy đủ các yếu tố cần thiết, là đất, phân bón, nước… để cung cấp dưỡng chất, là ánh sáng và khí trời để quang hợp. Nếu chỉ một trong các yếu tố đó bị hạn chế ắt cây sẽ không lớn được, còi cọc, thậm chí có thể chết.
Ví dụ nếu thiếu nước thì dù có tăng cường các yếu tố khác như cho thật nhiều ánh sáng, hay bón nhiều phân… cây vẫn chỉ lớn được đến một giới hạn được xác lập bởi chính yếu tố thiếu nước.
Limiting Factor được áp dụng trong kinh doanh.
Tổng quát hơn, năng lực của một doanh nghiệp không bao giờ vượt qua và luôn bị khống chế chính bởi yếu tố giới hạn của doanh nghiệp đó, cho dù các yếu tố khác trong hệ thống không bị giới hạn.
Làm rõ hơn, bạn vận hành một doanh nghiệp để phát triển thì cần các yếu tố: chiến lược, thương hiệu, sản phẩm, brand, tài chính, con người và năng lực của người điều hành. Nếu một trong những thứ trên bị thiếu, hoặc không có. Doanh nghiệp vẫn lớn được, thậm chí lớn nhanh. Nhưng đến một giới hạn được xác lập bởi chính yếu tố đó, thì doanh nghiệp sẽ ngừng lại, lụi tàn, và chết.
Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao có nhiều doanh nhân bảo: Tôi không cần làm chiến lược vẫn phát triển đó thôi?! Tôi không cần làm marketing, thương hiệu tôi vẫn bán được hàng. Hoặc chỉ cần sản phẩm tốt, là tự có thương hiệu…
Thì theo khái niệm này, công ty vẫn phát triển là do sự phát triển đó, chưa đạt đến “Limiting Factors” tức là yếu tố giới hạn bởi cái thiếu đó tạo ra.
Limiting Factor được áp dụng vào bản thân mỗi người.
Bản thân chúng ta cũng vậy, cho dù năng lực có tốt đến đâu nhưng vẫn sẽ bị những yếu tố giới hạn khống chế, và làm phung phí đi tài năng, như nước bị trào đi vậy.
Giải thích theo Limiting Factor thì có thể mình giỏi về năng lực nghề nghiệp, nhưng lại bị những yếu tố giới hạn khác, như tính cách chẳng hạn – mà những người đang thành công hơn không vướng phải.
Đối với nhân sự, mỗi người đều có thể có hàng tá những tính cách mang tính Limiting Factors giới hạn sự thành công của mình: tính vô trách nhiệm, tính luộm thuộm, vô kỷ luật, thiếu kế hoạch, hay sai hẹn, ngại giao tiếp, thích nhậu nhẹt, hay bông lơn, thiếu hài hước, tính sợ tây, hấp tấp vội vàng, quá ngây thơ, quá ít nói hay kiệm lời, tính nói quá nhiều, thích chém gió, tính suồng sã, tính dặt dẹo, thiếu khả năng diễn đạt, tính lắng nghe kém, tính hiếu thắng, tính sợ đám đông, lười nhác, ngủ muộn, tính hay chỉ trích, trù dập, tính bài bạc, tính tham lam, ganh ghét, tính ngại giao tiếp, tính lăng nhăng…
Tầm quan trọng của kỹ năng cá nhân để nâng cao giới hạn bản thân.
Một bạn lập trình giỏi nhưng luộm thuộm và thiếu kỷ luật rất khó thăng tiến. Một bạn bán hàng đầy kỹ năng nhưng luôn sai hẹn hẳn không thể thành công. Và một người uyên bác, tầm nhìn rộng nhưng thiếu kỹ năng diễn thuyết hoặc lười quan hệ chắc chắn không thể trở thành một lãnh đạo tốt.
Đối với nhân viên, việc phát huy các sở trường của mình sẽ là quan trọng hơn vì yếu tố giới hạn của các nhân viên sẽ được bổ khuyết bởi đồng nghiệp và hạn chế tối đa thông qua kỹ năng làm việc nhóm.
Và giờ đây, bản thân tôi chính là yếu tố giới hạn của #Vidoco. Mình nhận ra rằng, công ty chỉ phát triển được đến ngưỡng bị hạn chế bởi TẦM CỦA TÔI.
Vậy, giờ để công ty phát triển lên tầm khác chỉ có 2 con đường. Một Là thay người điều hành mới hoặc bản thân tôi phải tự hạn chế hoặc loại bỏ được các yếu tố giới hạn đang cản trở bản thân và qua đó, cản trở cả tổ chức.
Yếu tố giới hạn của tôi có nhiều điểm cần cải thiện. Còn yếu tố giới hạn tức là Limiting Factors của bạn là gì?
#Limiting Factor
Một số câu hỏi thường gặp về Limiting Factors và mình thấy cộng đồng hay hỏi thêm:
- Limiting factor là gì?
- Limiting factor là yếu tố nào đó giới hạn sự phát triển, sản xuất hoặc thành công của một hệ thống hoặc quá trình nào đó.
- Làm thế nào để xác định limiting factors trong cuộc sống?
- Trong cuộc sống, limiting factors có thể được xác định thông qua quan sát mức độ phát triển của sinh vật dưới các điều kiện khác nhau, nghiên cứu sự phân bố của chúng và các thí nghiệm kiểm soát nguồn tài nguyên.
- Limiting factors có thể thay đổi theo thời gian không?
- Có, limiting factors có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện môi trường, sự thay đổi của nguồn tài nguyên hoặc sự thay đổi trong nhu cầu của dân số hoặc hệ thống.
- Vai trò của limiting factors trong quản lý dự án là gì?
- Trong quản lý dự án, nhận biết và quản lý limiting factors là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng dự án có thể tiến triển mượt mà và hoàn thành đúng hạn. Các limiting factors có thể bao gồm ngân sách, thời gian, hoặc tài nguyên nhân lực.
- Limiting factors có phải luôn là tiêu cực không?
- Không hẳn. Trong khi limiting factors đôi khi cản trở sự phát triển, chúng cũng có thể có tác dụng tích cực như thúc đẩy sự sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp thay thế, và cải thiện hiệu quả.
- Làm thế nào để giảm bớt tác động của limiting factors?
- Có thể giảm bớt tác động của limiting factors bằng cách tăng cường nguồn tài nguyên, cải thiện quy trình quản lý, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, hoặc áp dụng công nghệ mới.
- Sự khác biệt giữa limiting factors và bottlenecks là gì?
- Limiting factors là yếu tố tổng quát hạn chế mức độ thành công của một quá trình, trong khi bottlenecks thường chỉ đến những tình huống cụ thể trong một quá trình sản xuất hoặc quản lý dự án nơi lưu lượng công việc bị cản trở tại một điểm nhất định.